Thai 39 tuần ít đạp gò nhiều là biểu hiện của thai máy. Điều này giúp mẹ có thể nhận biết được tình trạng sức khỏe của thai nhi. Đặc biệt là ở những tuần cuối cùng của thai kỳ. Dấu hiệu này được các bà mẹ quan tâm và có đôi khi là lo lắng. Thế nhưng đây chỉ là triệu chứng mang thai thông thường. Bài viết này sẽ chia sẻ cho các mẹ kiến thức về hiện tượng này.
Thai 39 tuần ít đạp gò nhiều là tín hiệu gì của con?
Trên thực tế, thai 39 tuần ít đạp và gò nhiều không phải tình trạng hiếm gặp. Đó là tình trạng thường xảy ra đối với các bà mẹ mang thai. Nguyên nhân của hiện tượng này đó là khi cân nặng thai nhi ở tuần thứ 39 đã rất lớn đè nén lên tử cung đã quá chật trội so với kích thước bụng mẹ. Từ đó không thể “múa máy” được nữa và đó là dấu hiệu của việc “chúng muốn ra ngoài”.
Khi bé lớn, cân nặng tăng lên thì bé càng tụt xuống xương chậu của mẹ, không gian chật hẹp khiến bé không thể đạp hay vận động trong bụng được nữ. Vì thế dấu hiệu đạp ít cũng không phải điều gì cần lo lắng. Trường hợp số lần bé đạp không đến 2 lần/giờ thì mới cần chú ý một chút mà thôi. Lúc này các mẹ cần gọi bé để cho bé phản hồi bằng cách đạp bụng mẹ.
Với những lý giải trẻ, các mẹ khi đến thời kỳ thai 39 tuần ít đạp gò nhiều của con thì không cần quá lo lắng. Vì lo lắng quá nhiều có khi còn gây tác động ngược lại ảnh hưởng đến con.
Các mẹ cần chú ý những hành động thai máy khác của con để xem xét tình hình trong thời gian cuối thai kỳ. Vì ở những tuần cuối sẽ có nhiều bé ra chậm, bị ngạt, hay thai chết lưu là rất nhiều.
Nếu như vậy thì thai 39 tuần ít đạp, gò nhiều có phải dấu hiệu sắp sinh
Một trong những biểu hiện phổ biến của thai 39 tuần ít đạp và gò nhiều. Vậy đây có phải là dấu hiệu của sắp sinh hay không? Đặc biệt là thai gò nhiều khiến mẹ đau đớn và chạy đến bệnh viện vì tưởng đó là cơn đau để.
Thế nhưng những cơn gò nhiều đó có thể chỉ là cơn gò sinh lý Braxton – Hicks bình thường. Trong những tuần thai cuối cùng các cơn gò sẽ xuất hiện nhiều hơn thay vì đạp mẹ nhiều như trước. Chính vì thế các mẹ phải phân biệt giữa gò nhiều và đau sinh để có cách xử lý tốt nhất.
Dấu hiệu của các cơn gò sinh lý chỉ kéo dài khoảng 30 giây mà không đau mạnh và đau lâu như đau đẻ. Các cơn gò này thường xuất hiện cuối thai kỳ nhưng không xảy ra đều đặn và có khả năng biến mất khi mẹ vận động hoặc thay đổi vị trí nằm. Thật ra những cơn gò sinh lý này bắt đầu từ tuần thai thứ 7 nhưng bằng một cách nhẹ nhàng nên các mẹ không cảm nhận được mà thôi.
Còn dấu hiệu của chuyển dạ sinh con lại khác. Những cơn gò chuyển dạ gây khó chịu hoặc đau âm ỉ ở bụng dưới hoặc lưng. Cơn đau gây căng cơ ở vùng xương chậu, đau đùi và nhiều trường hợp mẹ còn bị chảy máu âm đạo.
Cơn gò chuyển dạ xuất hiện với tần suất cao hơn so với gò sinh lý. Cứ khoảng 5 – 10 phút/lần đau hoặc theo tần suất, nhịp điệu riêng. Đặc biệt, những cơn gò chuyển dạ không có dấu hiệu thuyên giảm ngay cả mẹ có thay đổi tư thế hay đi bộ.
Các dấu hiệu của gò sinh lý và gò chuyển dạ là khác nhau. Cho nên các mẹ cần phải phân biệt rõ để đưa ra quyết định chính xác nhất.
Những lưu ý ở tuần thai thứ 39 và các tuần thai cuối cùng
Thai 39 tuần ít đạp, gò nhiều báo hiệu thời điểm sinh nở của mẹ đang ngày càng đến gần hơn. Thời điểm này mẹ phải đối mặt với nhiều cảm giác bao gồm cả lo lắng, sợ hãi nhưng lại mong ngóng sự ra đơn của con.
Một vài lưu ý cho các mẹ ở thai tuần 39 và những tuần cuối thai kỳ sau đây sẽ giúp các mẹ có được thể trạng và tâm lý tốt nhất:
Mẹ nên sắm cho mình một chiếc gối ngủ cho bà bầu trong thời gian này để nghỉ ngơi tốt nhất, thoải mái nhất. Vì thời kỳ cuối thai đã quá lớn, rất khó ngủ.
Để không bị táo bón thai kỳ hành hạ thì các mẹ nên uống nhiều nước kèm theo đó là các loại trái cây và rau xanh chứa nhiều Vitamin, chất xơ.
Căng thẳng sẽ dễ dàng dẫn đến nguy cơ bị sinh non. Thế nên các mẹ cần phải trang bị cho mình tâm lý thật thoải mái.
Trong các tuần thai cuối, mẹ nên tập luyện đi bộ một chút để giãn nở cơ mông rất có lợi cho sức khỏe và quá trình sinh nở.
Thai 39 tuần ít đạp gò nhiều chỉ đơn thuần là như vậy. Vì thế các mẹ yên tâm và không cần lo lắng, chỉ cần chú ý giữ sức khoẻ và chuẩn bị tâm lý vững vàng cho quá trình sinh nở được mẹ tròn con vuông.