Trẻ nhỏ là đối tượng rất dễ nhiễm các bệnh về đường hô hấp. Vậy trẻ sơ sinh bị khụt khịt mũi phải làm như thế nào? Một số biểu hiện không nghiêm trọng lắm khi tình trạng mới bắt đầu, tuy nhiên nó có thể dẫn đến kết quả không ngờ nếu như vẫn để nó tiếp diễn, sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của con đấy. Trong bài viết này, các mẹ hãy tìm hiểu kỹ để có thể bảo vệ con trẻ mình nhé.
Trẻ sơ sinh bị khụt khịt mũi làm như thế nào?
Đây là hiện tượng mà trẻ bị khò khè ở mũi và âm thanh không ra tiếng. Âm thanh này lúc sẽ trông như tiếng ngáy nhẹ và thường sẽ không dễ phát hiện nếu không để ý kỹ. Khụt khịt mũi sẽ thường nhanh chóng dẫn đến nghẹt mũi hay bị sổ mũi ở trẻ nhưng có thể không để lại nước mũi.
Việc này được giải thích là vì do âm thanh nặng được tạo ra từ chất nhờn nhiều bất thường ở vị trí khoang mũi bé. Cha mẹ có thể để tai gần mũi con để có thể nghe được rõ hơn nhé. Những lúc thức hoặc ngủ thì trẻ đều có thể khụt khịt mũi.
Tình trạng trẻ sơ sinh bị khụt khịt mũi thường thì sẽ kéo dài chỉ trong 5-7 ngày nếu như được chăm sóc kỹ đúng cách. Khi thấy bé con có dấu hiệu khò khè sau giai đoạn trên thì tốt nhất nên đưa bé đến cơ sở ý tế hoặc bệnh viện gần nhà để được thăm khám cũng như điều trị kịp thời và hiệu quả nhé.
Vì sao trẻ sơ sinh bị khụt khịt mũi không khỏi?
Việc trẻ sơ sinh bị khụt khịt mũi kéo dài có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Triệu chứng khịt mũi nhưng lại không ra nước mũi có thể vì chứng bệnh lý hoặc là do chế độ sinh hoạt hàng ngày có sự bất thường. Dù là nặng hay nhẹ và bất kể nguyên nhân gì thì việc tìm hiểu kỹ về nó sẽ giúp các bậc phụ huynh sẽ xử lý kịp thời những lúc bé có những dầu hiệu trên.
Vì cấu tạo mũi trẻ
Lỗ mũi bị tắc nghẽn cũng có thể gặp phải sau khi giải phẫu. Đây là những trường hợp hiếm xảy ra nhưng nó lại mang đến hậu quả nghiêm trọng. Ví dụ như chứng nhịp tim bị rối loạn.
Có thể đây là hiện tượng bẩm sinh do cấu trúc xương bên trong mũi hoặc các sụn chặn. Vì thế khiến cho lượng không khí đi qua không đều, thưa và làm cho trẻ bị phát tiếng khụt khịt khi ngủ. Bên cạnh đó, còn phát hiện trường hợp lệch vách ngăn mũi, theo đó thì hai bên mũi sẽ có một bên bị vẹo. Điều này khiến cho việc lưu thông khí qua mũi hẹp và làm cho tạo tiếng ngáy, tiếng khụt khịt ở khoang mũi bé.
Bé nhiễm lạnh hoặc cúm
Khi gặp lạnh, chất nhầy trong mũi có thể tích tụ lại và khiến cho bé khụt khịt. Cảm cúm khiến cho đường thở co thắt, gây nghẹt mũi. Bên cạnh đó, khi trẻ con mọc răng thì nước bọt sẽ chảy xuống khoang mũi nhiều hơn nên cũng chính là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị khụt khịt mũi. Bé thường có biểu hiện đưa tay lên gãi ngứa hoặc tỏ ra khó chịu, khóc vô cớ nếu như không được chữa trị kịp thời.
Hen suyễn hoặc dị ứng
Việc dị ứng với các mùi hương, mùi phấn hoa ở trẻ cũng chính là nguyên nhân. Tùy vào từng mức độ nặng, nhẹ của từng bé mà biểu hiện này có rõ và dễ thấy hay không. Ngoài ra nếu bé có bệnh hen suyễn cũng dẫn đến bị khụt khịt mũi. Tuy đây không phải là biểu hiện duy nhất có ở bé hen suyễn. Nếu như không điều trị bệnh hen suyễn tận gốc thì hiện tượng vẫn tiếp tục xảy ra.
Ngạt mũi
Ngạt mũi chính là một trong những lý do chính khiến cho bé bị khụt khịt mũi. Khi mà chất nhầy trong mũi tích tụ lâu ngày, không được vệ sinh, không được làm sạch thì sẽ cản trở luồn không khí đi vào và đi ra từ khoang mũi, lâu ngày có thể dẫn đến khó thở ở trẻ và khiến cho tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.
Hi vọng qua bài viết này các mẹ, các bà có thể biết được mình cần làm gì khi trẻ sơ sinh bị khụt khịt mũi nhé!