Bất kể khi thực hiện bất cứ công trình xây dựng nào, đặc biệt là tầng hầm. Để thực hiện đúng tiêu chuẩn, bạn cần nắm các quy định về xây dựng tầng hầm dưới đây. Hãy cùng tham khảo nhé!
Quy định về xây dựng tầng hầm là gì?
Là những thông số liên quan đến tầng hầm để đảm bảo chất lượng công trình, phù hợp với tổng thể công trình. Điều quan trọng tăng tính thẩm mỹ và an toàn cho người lưu trú.
Những thông số liên quan là số lượng tầng hầm, chiều dài tầng hầm, độ dốc, trọng lượng, … Tất cả thông số trên được lần lượt trình bày dưới đây.
Một số quy định xây dựng tầng hầm
Tầng hầm là khu vực thường có trong các ngôi nhà phố và được nhiều gia chủ lựa chọn để thiết kế. Đa số tầng hầm được sử dụng ở mặt thấp nhất của ngôi nhà. Vì vậy, khi xây dựng tầng hầm, bạn cần tuân thủ các quy định sau:
Quy định về xây dựng tầng hầm liên quan đến số tầng hầm
Theo quy định của Bộ Xây dựng, chiều sâu của số lượng tầng hầm không quá 5 tầng. Phong cách thiết kế của mỗi tầng có thể giống hoặc khác nhau tùy theo mục đích của từng gia chủ hoặc chủ doanh nghiệp. Trong đó:
- Đối với công trình nhà ở, quy định chỉ có một tầng hầm.
- Đối với những công trình dự án lớn thường từ 2-3 tầng hầm để đảm bảo số lượng công nhân viên tại đơn vị.
Quy định về chiều cao tầng hầm
Chiều cao tầng hầm phải đảm bảo cho quá trình di chuyển của mọi người và phù hợp với chiều cao của các phương tiện giao thông. Điều quan trọng, chiều cao phải đảm bảo sự cân đối toàn tòa nhà và đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Cụ thể được Bộ Xây dựng quy định như sau:
Đối với 1 tầng hầm thì chiều cao tối thiểu là 2.2m2, chiều cao đường dốc. Chiều cao đường dốc của hầm cũng theo kích thước tối thiểu là 2,2m. Những thông số này đã được nghiên cứu và áp dụng chung cho các dự án công trình có thiết kế tầng hầm.
Tuy nhiên, để đảm bảo sự thuận tiện, bạn cần căn cứ vào nhu cầu mục đích sử dụng và chiều cao của các loại xe có thể lưu thông trong hầm mà lựa chọn độ cao dốc phù hợp.
Bên cạnh đó, bạn cần lưu ý đến quá trình thiết kế các trụ cột, đà trong tầng hầm kiên cố. Nếu tầng hầm có nhiều đà thì bạn sẽ giảm độ dốc xuống còn 20 – 30cm. Vì vậy, để tránh tầng hầm bị bít hoặc bí và lưu thông phương tiện khó khăn, bạn cần áp dụng thông số tối thiểu đã giới thiệu trên để tạo sự thoải mái cho mọi người.
Quy định về xây dựng tầng hầm liên quan độ dốc tầng hầm
Các công trình xây dựng dự án hoặc nhà ở, đặc biệt là nhà phố. Độ dốc tầng hầm không quá 15-20% so với chiều sâu của tầng hầm.
Cách tính độ dốc tầng hầm sẽ được tính từ mép cửa hầm vuông góc với mặt dốc để đảm bảo cho các phương tiện giao thông cua quẹo thoải mái. Điều này đảm bảo cho xe ô tô di chuyển xuống tầng hầm an toàn, tránh trường hợp ô tô gầm thấp làm va chạm vào các bức tường hầm.
Đối với những con dốc hầm công, độ dốc thường thiết kế tầng hầm không vượt quá 13% và các đường dốc thẳng là 15%. Ngược lại, con dốc ngắn và diện tích hẹp, không có sân, độ dốc khoảng 20-25%. Độ dốc này có nghĩa là cứ 1m chiều dài trong tầng hầm. nền sẽ thấp xuống 25cm
Một số lưu ý khi áp dụng các quy định về xây dựng tầng hầm cho nhà phố
Diện tích nhà phố không quá lớn nên tận dụng không gian tầng hầm để chứa các phương tiện đi lại của gia đình là điều cần thiết. Tuy nhiên, khi thiết kế tầng hầm cho nhà phố, bạn cần lưu ý các yếu tố sau:
Chiều sâu
Khi xây bán hầm thì độ sâu khoảng 1,5m trở lại so với mặt đất tự nhiên. Nếu bạn xây hầm bình thường thì chiều sâu phải 1,5m trở lên. Như vậy, để thi công được tầng hầm hay bán hầm, bạn buộc phải đào đất cả công trình và trung bình chiều sâu đào cho đến đáy móng là 3m.
Nền và vách hầm
Cần đổ bê tông cốt thép với chiều dày 20cm nhằm hạn chế nước ngầm hoặc nước thải từ các khu vực lân cận thấm vào. Đối với công đoạn này cần xử lý kỹ và đúng kỹ thuật chống thấm để có thể thoát nước ra đường cống công cộng.
Đường dốc xuống trong tầng hầm
Để đảm bảo công năng của đường dốc tầng hầm, việc thiết kế rãnh âm là cần thiết. Với mục đích để hứng nước mưa tràn và dẫn sang lỗ ga. Sau đó lỗ ga này thiết kế máy bơm nước, bơm ngược ra đường và hạn chế tình trạng tồn đọng nước ở trong tầng hầm khi lượng mưa lớn.
Thông khí và ánh sáng
Kết cầu tầng hầm phải đảm bảo thông thoáng, tận dụng ánh sáng từ bên ngoài vào. Có thể thiết kế các khung cửa sổ nhỏ phù hợp với hướng mặt trời mọc để đón sáng tự nhiên vào tầng hầm. Ngoài ra, để tránh ngột ngạt cho không gian tầng hầm, bạn có thể lắp đặt quạt thông gió với số lượng phù hợp.
Hy vọng với các thông tin về quy định về xây dựng tầng hầm cho các công trình xây dựng, đặc biệt tầng hầm nhà phố. Qua đó giúp bạn lên kế hoạch thiết kế và thi công tầng hầm an toàn – chất lượng – tiết kiệm.