Són phân là hiện tượng bệnh lý khi mà một phần phân sẽ bị rỉ ra quần. Vậy nguyên nhân vì sao trẻ ị són nhiều lần trong ngày? Đây là hiện tượng chất phân lỏng từ ruột non sẽ đi ra ngoài sau khi qua khối phân cứng ở trực tràng. Hiện tượng này thường xảy ra lúc trẻ hoạt động mạnh hay chạy nhảy. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết ngày hôm nay nhé.
Vì sao trẻ ị són nhiều lần trong ngày?
Hiện tượng này có thể từ đơn giản đến phức tạp. Một số trường hợp trẻ sẽ bị liên tục mỗi ngày và bị nặng nên sau đó phân thậm chị bị nghẽn hoàn toàn. Các bậc phụ huynh lưu ý đây là hiện tượng mà trẻ không tự mình kiểm soát được khi mà khối phân cứng chưa được giải phóng ra bên ngoài. Nếu như bị nặng thì phụ huynh nên đưa trẻ đến thăm khám bác sỹ để được điều trị kịp thời nhé.
Điều trị trẻ ị són nhiều lần trong ngày
Làm rỗng đại tràng
Bước đầu tiên để có thể giúp trẻ điều trị chứng bệnh này chính là làm rỗng đại tràng.
- Làm thoáng từ hậu môn: Tiến hành bơm nước đến trực trạng, tạo nên hiện tượng muốn đi ngoài.
- Thuốc đưa vào hậu môn: Thuốc này sau khi đưa vào có tác dụng kích thích ruột và phân được đưa ra ngoài.
- Thuốc nhuận tràng: Nhằm rửa trực tràng và ruột già.
- Nhiều khi cần sự giúp đỡ của nhân viên y tế đối với những khối phân cứng và kích thước lớn.
Sử dụng thuốc chống táo bón
Thuốc chống táo bón được cho là có thể mang lại tác dụng hiệu quả trong việc chống tình trạng trẻ ị són nhiều lần trong ngày. Khi đến tư vấn, bác sĩ có thể đưa cho bác những loại thuốc nhằm giúp cho phân mềm, bổ sung chất xơ và các loại thuốc khác. Tùy vào từng trẻ mà thời gian sử dụng sẽ là 3 – 6 tháng theo lời bác sĩ chỉ định. Thường khi trải qua dùng thuốc, ruột bé sẽ tự có thể có thắt và đưa phân ra ngoài dễ dàng hơn.
Chế độ ăn uống giàu chất xơ
Phụ huynh nên cổ vũ và bổ sung cho trẻ những món giàu chất xơ như rau, củ. Cần hạn chế trong thời gian này các sản phẩm từ sữa cũng như cà rốt đã được nấu chín. Tránh việc cho trẻ uống nhiều hơn 2 ly sữa mỗi ngày hoặc một lượng sữa tương đương thể tích như thế. Trong chuẩn bị bữa ăn cho bé hằng ngày, không nên ép bé quá mức mà hãy để bé chọn lựa một số thực phẩm mà mình yêu thích nhé.
Cổ vũ trẻ đi toilet sau mỗi bữa ăn
Mỗi lần sau bữa ăn thì trẻ cần ngồi lên bồn cho đến khi đi ngoài được hoặc tối thiểu nên ngồi trong 10 phút. Vì thuốc chỉ mang lại hiệu quả nhất nếu như trẻ thực hiện những điều trên. Trẻ em bình thường có thể nhận biết được là lúc nào mình muốn và cần mót tiêu. Nhưng đối với trẻ bị tắc phân lâu ngày thì cảm giác bị mất và cần hồi phục trong từ 2 đến 4 tuần. Thế nên trẻ cần ngồi bồn cầu ngay cả khi không mót trong thời gian này nhé. Thời gian thích hợp nhất là khoảng 20 -30 phút sau mỗi bữa ăn để đi vệ sinh nhé.
Bác sĩ có thể khuyên bé làm việc này mỗi ngày nhưng sẽ có ích hơn nếu nhận được sự giúp đỡ từ bố và mẹ đấy. Hãy thường xuyên nhắc nhở con nhưng với thái độ vui vẻ không nên gắt gỏng, vì sẽ khiến bé cảm thấy tiêu cực về tình trạng bệnh của mình hơn đấy. Không nên yêu cầu trẻ ngồi bồn cầu nếu như trẻ có việc cần làm gấp hoặc bận gấp. Bố mẹ có thể nhẹ nhàng bảo ban, nhắc nhở nhẹ nhàng nhất có thể nhé.
Khen khi trẻ không ị són nhiều lần trong ngày
Đối với một số trẻ thì cách này sẽ hiệu quả hơn khi được khen ngợi vì làm tốt đấy. Việc khen thưởng sẽ giúp bé biết được mình đang làm tốt và sẽ giúp cho bản thân mau chóng thoát được tình trạng này và trở lại cuộc sống bình thường nhanh hơn.
Trẻ ị són nhiều lần trong ngày bằng cách nào đều nên là mối quan tâm đối với tất cả bậc cha mẹ. Vì thế bạn nên áp dụng những biện pháp trên để giúp đỡ bé tốt và mau khỏi bệnh nhé!